Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Phê duyệt văn kiện Dự án “An toàn thực phẩm vì sự phát triển - SAFEGRO do chính phủ Canada viện trợ không hoàn lại”


Ảnh: Các đ/c lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT tham quan gian hàng tại Hội nghị tổng kết chuỗi cung cấp rau thịt cho Hà Nội

Ngày 14/8/2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ký Quyết định số 3145/QĐ-BNN-HTQT về việc phê duyệt văn kiện Dự án “An toàn thực phẩm vì sự phát triển - SAFEGRO do chính phủ Canada viện trợ không hoàn lại”

Theo đó, thời gian thực hiện dự án từ năm 2020 đến năm 2025, địa điểm thực hiện dự án là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố cung ứng nông sản tiêu thụ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Các mục tiêu chính của dự án đặt ra là:

Hỗ trợ phát triển và thực thi các quy định về an toàn thực phẩm được xây dựng trên cơ sở khoa học và phương pháp tiếp cận dựa trên nguy cơ. Dự án cũng sẽ thu hút các nhà sản xuất (bao gồm các nông hộ nhỏ) và khu vực tư nhân để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp thông minh và thân thiện với môi trường, phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc bền vững.

Hướng tới việc nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và thúc đẩy thay đổi hành vi dẫn tới gia tăng nhu cầu và tiêu thụ nông sản an toàn, giá cả phải chăng ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể :

 Cải thiện hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý cấp trung ương và cấp tỉnh, thành phố trong hoạt động thực thi các quy định, chính sách về an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn của quốc tế.

Các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương có cơ hội tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm cũng như công nghệ tiên tiến, phương pháp kiểm soát tiên tiến liên quan đến chất lượng, an toàn thực phẩm từ các tổ chức nghiên cứu, quản lý, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Canada nhằm nâng cao năng lực thực thi các quy định, chính sách về an toàn thực phẩm.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của người sản xuất/hộ nông dân, các bên tham gia chuỗi giá trị ở cả thị trường trong và ngoài nước thông qua cải thiện rõ nét về vấn đề an toàn thực phẩm.

Nâng cao vị thế của người tiêu dùng nhằm gia tăng nhu cầu đối với nông sản thực phẩm an toàn và giá cả phải chăng ở Việt Nam.

Làm thay đổi hành vi của người sản xuất, thúc đẩy các thực hành nông nghiệp bền vững với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt vấn đề phát thải khí nhà kính. Kết quả chung của dự án là: Lợi ích người tiêu dùng và các bên tham gia trong lĩnh vực nông sản thực phẩm, bao gồm nông dân nghèo ở Việt Nam được cải thiện. Cụ thể là:

Tạo môi trường chính sách thuận lợi, nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật của cơ quan quản lý trung ương và địa phương tại Việt Nam về an toàn thực phẩm trong những chuỗi giá trị được chọn nhằm đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Năng lực của các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trong việc điều phối thực thi chính sách, qui trình thủ tục và chương trình ở trung ương và địa phương được cải thiện. các hoạt động hỗ trợ như:  Cung cấp cho các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm ở trung ương và địa phương trong việc rà soát, đánh giá, tư vấn để cải thiện khung chính sách an toàn thực phẩm (luật, nghị định, thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quyết định có liên quan). Ngoài ra còn nhằm cải thiện công tác điều phối về quản lý bệnh truyền qua thực phẩm, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế,  xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện, minh bạch và tin cậy, bao gồm cả hoạt động theo dõi và báo cáo nhằm phổ biến thông tin đầy đủ và kịp thời cho các bên có liên quan.

Kết quả của dự án đặt ra là: Năng lực của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, trong đó có các nông hộ nhỏ, nông dân nghèo và các tác nhân khác, đặc biệt là phụ nữ trong các chuỗi giá trị được chọn, được tăng cường để có thể cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, có tính đến các khía cạnh bình đẳng giới và bảo vệ môi trường. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm được nâng cao nhằm đảm bảo truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi giá trị được chọn. Năng lực kiểm soát an toàn thực phẩm của các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm ở trung ương và địa phương được nâng cao để thực thi có hiệu quả hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên nguy cơ tại Việt Nam và được áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên nguy cơ, để đạt được kết qủa trên dự án đặt ra công tác hỗ trợ kỹ thuật được cung cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị đặc biệt chú trọng đến phụ nữ, trong việc áp dụng GAP, HACCP hoặc các tiêu chuẩn và chứng nhận an toàn thực phẩm quốc tế có liên quan.Mặt khác hỗ trợ về tiếp cận thị trường, xây dựng thương hiệu, marketing, nhãn hàng hoá, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm...nhằm cái thiện chất lượng các sản phẩm truyền thông nhằm quảng bá nông sản thực phẩm an toàn với giá cả phải chăng tại Việt Nam, truyền thông cho người tiêu dùng, đặc biệt là phụ nữ về việc áp dụng các thực hành tốt trong mua, bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình theo cách vệ sinh và an toàn hơn. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

      Nguyễn Hữu Thành-Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội